In lụa và in chuyển nhiệt trên áo đồng phục là 2 cách in phổ biến nhất trên in áo thun đồng phục hiện nay. Vậy tại sao giữa rất nhiều các công nghệ in ấn hiện đại khác mà 2 kiểu in này lại thông dụng đến vậy? Những đáp án thú vị trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dần lí giải cho câu hỏi trên.
In lụa trên vải là một kiểu in tương đối phổ biến và được sử dụng khá nhiều trong công nghiệp may mặc hiện nay. Đúng như tên gọi của chúng, in lụa sử dụng khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau này, bản lưới lụa được mở rộng và được thay thế bằng vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại nên chúng được mở rộng ra và được gọi với tên gọi khác là in lưới.
In chuyển nhiệt sử dụng một loại mực in đặc biệt được gọi là mực in chuyển nhiệt và giấy in cũng mang tên gọi là giấy in chuyển nhiệt. Sau đó, dưới sự hỗ trợ của máy ép nhiệt, hình ảnh sẽ được chuyển từ giấy in nhiệt lên mặt vải cần in. In chuyển nhiệt ngày nay được áp dụng rộng rãi trong ngành may mặc và cả trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Tuy 2 kĩ thuật in ấn trên hiện nay đều được sử dụng máy móc hiện đại nhưng vẫn đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ của người thợ để giúp cho ra đời những hình in đạt chuẩn.
In lụa bằng máy
Kĩ thuật in này khi mực in được đổ lên khung in thì chỉ có một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, còn một số mắt lưới khác đã được bịt kín lại bởi sử dụng hóa chất đặc biệt.
Ngoài kĩ thuật in lụa trên nền vải bằng máy thì chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn thông tin thêm về kĩ thuật in lụa thủ công. Đây là kĩ thuật đòi hỏi người thợ phải rất khéo léo, cẩn thận khi thực hiện các thao tác in ấn.
In lụa thủ công
Nguyên lí hoạt động:
Bước 1: Tiến hành vệ sinh khung in thật sạch sẽ và sấy khô trước khi in để đảm bảo khung in được khô hoàn toàn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình in sau này.
Bước 2: Khung in sẽ được quét một lớp nhạy sáng và đem đi sấy khô.
Bước 3: Đặt phim lên chụp lụa, tiến hành đặt bản in lên trên với mặt in thật, cùng chiều với mặt in thật, đồng thời, vải in sẽ được đặt nằm dưới bản in.
Bước 4: Người thợ sẽ mang phim và lưới in đi phơi và sấy cho khô.
Bước 5: Đổ mực in từ từ lên khung với một lượng vừa đủ. Sau đó, hãy kéo nháp thử để kiểm tra mực in trước khi tiến hành in thật.
Bước 6: Gạt mực in cho đều khung in và đem phơi khô một lần nữa. Bạn đã có một thành phẩm hoàn chỉnh theo đúng ý mình.
Như đã nói ở phần khái niệm in chuyển nhiệt, kĩ thuật in này không in trực tiếp lên mặt vải mà phải qua một khâu trung gian là in lên trên giấy chuyển nhiệt. Sau đó, dùng máy ép nhiệt có nhiệt độ cao để mực in bay hơi thấm vào sợi vải, ép sát hai bề mặt để chuyển hình in từ giấy chuyển nhiệt sang bề mặt vải cần in.
Hiện nay, in chuyển nhiệt chủ yếu sử dụng hai loại máy in phổ biến đó là máy in phun và máy in offset.
In chuyển nhiệt bằng máy in phun:
Kiểu in sử dụng máy in này thích hợp dùng để in áo đôi, áo lớp, áo nhóm với số lượng nhỏ. Kiểu in này có chi phí đầu tư ban đầu thấp, tuy nhiên, tốc độ in khá chậm, khó có thể in với số lượng lớn và chi phí in khá cao.
In chuyển nhiệt bằng máy in offset:
Máy in offset cho phép in chuyển nhiệt với số lượng áo lớn do tốc độ in nhanh, hình in cũng rất đẹp. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc và làm khuôn mẫu khá cao.
Bất kì một kĩ thuật in nào đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định và 2 kiểu in trên cũng không phải là ngoại lệ.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Mỗi một kiểu in đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi đặt may và thiết kế đồng phục. Ai cũng đều muốn bộ đồng phục của mình khi cầm trên tay đều phải có hình in, câu chữ thật nổi bật, ấn tượng và không bị bong tróc, bay màu. Thế nhưng, việc lựa chọn công nghệ in nào còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: chất liệu vải, độ khó của hình in, nhu cầu và kinh phí của khách hàng.
Thế nhưng, trên thực tế, khi in hình ảnh trên đồng phục áo lớp, áo nhóm, với yêu cầu về sự đa dạng màu sắc cũng như hình ảnh và họa tiết khá phức tạp thì giữa 2 kiểu in trên, in chuyển nhiệt là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Về phía đơn vị may mặc, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc dùng để in chuyển nhiệt có phần cao hơn so với máy móc khác nhưng đem đến cho khách hàng những sản phẩm rất chất lượng. Đặc biệt, in chuyển nhiệt có thể in với số lượng lớn nên đáp ứng tốt được về mặt thời gian thực hiện đơn hàng. Hai yếu tố trên cộng hưởng lại với nhau sẽ xây dựng được lòng tin của khách hàng về sản phẩm. Từ đó, thương hiệu của bạn sẽ được biết đến rộng rãi hơn, thu hút thêm nhiều khách hàng mới tin dùng sản phẩm.
Về phía khách hàng, khi họ nhận được những chiếc áo đồng phục có chất lượng về hình in tốt như vậy sẽ giúp họ cảm thấy vui vẻ và hải lòng với những gì họ có được. Họ có thể tự tin diện những chiếc áo đẹp, hợp thời trang mọi lúc, mọi nơi.
Đồng phục được coi như là một “tế bào” quan trọng của bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp......
Thêu vi tính là một phương pháp ra đời nhằm thay thế hoàn hảo cho phương pháp thêu thủ công truyền......
Có lẽ, chúng ta không cần phải đề cập quá nhiều tính ứng dụng của một chiếc áo sơ mi trong......
Áo sơ mi đồng phục công sở là một trang phục không thể thiếu của giới văn phòng nói chung. Đây......
Áo thun đồng phục hiện nay đã trở nên quen thuộc và dần dần trở thành một phần không thể thiếu......
Chất liệu vải Bamboo hiện nay được áp dụng rộng rãi trong ngành sản xuất may mặc. Đây có thể......